Dịch vụ công nghệ thông tin là lĩnh vực đầu tư hấp dẫn thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay. Trong đó, nhu cầu sử dụng phần mềm ngày càng gia tăng do sự thuận tiện và những lợi ích vượt trội mà nó mang lại. Nắm bắt được nhu cầu và nhìn thấy tiềm năng phát triển của dịch vụ phần mềm, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã quyết định góp vốn vào công ty phần mềm tại Việt Nam. Bài viết dưới đây, Siglaw xin chia sẻ về những thủ tục cần thiết được thực hiện khi người nước ngoài góp vốn vào công ty phần mềm tại Việt Nam.
Căn cứ cơ sở pháp lý để người nước ngoài góp vốn vào công ty phần mềm
- Luật doanh nghiệp năm 2020;
- Luật đầu tư năm 2020;
- Luật công nghệ thông tin năm 2006;
- Các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều kiện để người nước ngoài góp vốn vào công ty phần mềm
Điều kiện về tỷ lệ góp vốn: Theo Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO, nhà đầu tư nước ngoài mang quốc tịch quốc gia là thành viên của WTO có thể tham gia hoạt động đầu tư cung cấp các dịch vụ liên quan đến máy tính bao gồm các hoạt động như sản xuất phần mềm, phát triển phần mềm, tư vấn máy tính … Trong đó, mức vốn góp của Nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế, nghĩa là nhà đầu tư nước ngoài có thể góp từ 1% đến 100% vốn điều lệ của công ty phần mềm. Đây cũng là lĩnh vực dịch vụ được nhà nước Việt Nam khuyến khích đầu tư cùng với một số chính sách ưu đãi về thuế.
Điều kiện về hình thức đầu tư: Nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn vào công ty phần mềm tại Việt Nam.
Điều kiện về đăng ký góp vốn: Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn dẫn đến tỷ lệ sở hữu vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong công ty phần mềm trên 50% vốn điều lệ thì cần thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn.
Đối tác Việt Nam: Công ty phần mềm mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn phải là công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Quy trình góp vốn vào công ty phần mềm của người nước ngoài
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký góp vốn
Nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau đây để thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn vào công ty phần mềm:
- Văn bản đăng ký góp vốn vào công ty phần mềm;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân góp vốn vào công ty phần mềm và của công ty phần mềm nơi nhà đầu tư nước ngoài góp vốn;
- Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn giữa nhà đầu tư nước ngoài và công ty phần mềm có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với thành viên của công ty phần mềm đó;
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của công ty phần mềm có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn đối với trường hợp công ty phần mềm có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh;
- Giấy giới thiệu, giấy ủy quyền nộp hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ tại:
- Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở nếu công ty phần mềm đặt trụ sở ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nếu công ty phần mềm đặt trụ sở trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Thông báo về việc đáp ứng đủ điều kiện góp vốn vào công ty phần mềm.
Đặc biệt, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty phần mềm có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục sau:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về việc đáp ứng các điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh và điều kiện sử dụng đất;
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan đăng ký đầu tư, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có ý kiến về việc đáp ứng điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh đối với công ty phần mềm có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn; quá thời hạn yêu cầu mà không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý việc đáp ứng điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh đối với công ty phần mềm có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn;
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện góp vốn và căn cứ ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để thông báo cho nhà đầu tư. Văn bản thông báo được gửi cho nhà đầu tư nước ngoài và công ty phần mềm có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn.
Bước 3: Thực hiện việc góp vốn vào công ty phần mềm
Sau khi được Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận việc góp vốn, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn vào công ty phần mềm thông qua việc thành lập một tài khoản vốn đầu tư trực tiếp của một ngân hàng tại Việt Nam, sau đó chuyển phần vốn góp thông qua tài khoản này.
Các thành viên chuyển nhượng vốn thực hiện kê khai thuế khi chuyển nhượng theo pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có).
Bước 4: Làm thủ tục thay đổi loại hình công ty, thành viên, cổ đông công ty
Công ty phần mềm sau khi tiếp nhận phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài thì cần làm thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông của công ty, Trong trường hợp việc góp vốn vào công ty phần mềm dẫn đến sự thay đổi về loại hình công ty thì cần làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh theo quy định.
Trên đây là một vài chia sẻ của Siglaw về điều kiện và thủ tục để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty phần mềm. Mọi thắc mắc liên quan đến quy trình góp vốn vào công ty, vui lòng liên hệ công ty luật Siglaw để được giải đáp và tư vấn tận tình.
Xem thêm: thành lập công ty 100 vốn nước ngoài của công ty luật siglaw.