Máy giặt được khởi động, cấp nước bình thường nhưng đến khi nước đầy bỗng thấy lồng đứng yên không hoạt động hoặc hoàn thành chu kỳ giặt đầu tiên lại không chịu vắt. Dựa theo kinh nghiệm của Điện lạnh Typhaco Bài viết bên dưới sẽ tổng hợp ra 8 nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng này, cùng tham khảo nhé.
Các gia đình sống trong khu vực có nguồn điện áp không ổn định thì sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng này. Máy giặt đang giặt bỗng nhiên ngừng đột ngột và đèn tín hiệu trên board không còn sáng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nguồn điện áp không ổn định, điện chập chờn làm cho máy giặt bị ngừng không thể hoạt động lại được. Hoặc có thể là do điểm tiếp nối giữa dây cắm và phích cắm lỏng lẻo, không chắc chắn.
Nhất là vào mùa mưa nhu cầu sử dụng máy giặt để giặt quần áo cao nên thiết bị này luôn trong tình trạng giặt quá tải. Khi nhồi nhét quá nhiều quần áo vào máy giặt là nguyên nhân khiến cho máy giặt bị quá tải dẫn đến trường hợp lồng máy giặt không quay được.
Do đó, bạn nên chia ra thành nhiều mẽ giặt để máy hoạt động hiệu quả hơn và quần áo được giặt sạch hơn. Đối với những quần áo bị ướt, nên vắt cho ráo nước bằng tay trước khi đưa vào máy giặt để giảm trọng lượng tải của lồng máy giặt.
Khi bỏ quần áo vào máy giặt, trước khi cho máy hoạt động hãy đóng cánh cửa một cách cẩn thận. Cánh cửa máy giặt bị hở hoặc chưa được đóng đúng khớp sẽ làm cho máy giặt không hoạt động lồng máy giặt không quay được theo quy tắc an toàn.
Đối với dòng máy giặt lồng ngang thì ở cánh cửa sẽ được bố trí thêm một linh kiện đó là công tắc cửa. Công tắc cửa có chức năng khóa cánh cửa lại để bảo vệ an toàn cho người dùng khi máy giặt hoạt động.
Do đó, khi đóng cánh cửa vào, bạn sẽ nghe một tiếng “click” thì lúc đó cánh cửa đã được đóng đúng khớp, nếu chưa được hãy mở ra và đóng lại một lần nữa.
Một số gia đình thường để máy giặt trên sân thượng hoặc ngoài trời mà không có mái che. Do mưa gió lâu ngày sẽ làm cho phím bấm bị oxi hóa, dẫn đến tình trạng bấm không ăn.
Nếu đã kiểm tra board mạch nhưng vẫn chưa khắc phục được sự cố, quý khách cần phải kiểm tra đến các điểm tiếp giáp trên board và phím bấm. Xử lý rỉ sét và các điểm bị oxi hóa trên phím bấm.
Board mạch máy giặt là linh kiện điều khiển mọi hoạt động của máy giặt. Nếu máy giặt không xả thì có thể là do board mạch đang bị lỗi chương trình, không cấp lệnh cho van xả mở ra sau khi thực hiện chu kỳ giặt và vắt.
Một vài trường hợp máy giặt bị lỗi chương trình (board mạch) khiến cho máy giặt không thể giặt hoặc vắt, do đó chu kỳ xả nước không thể thực hiện được.
Chảng ba và hộp số máy giặt là linh kiện quan trọng nhất giúp cho máy giặt có thể cân bằng và quay lồng giặt. Do đó, khi sử dụng 1 thời gian dài (vượt độ tuổi theo quy định của hãng) thì phần cơ như: chảng ba, hộp số thường bị gãy và bể bạc đạn.
Trong thường hợp này, giải pháp khắc phục duy nhất là thay chảng ba mới và làm lại phần bạc đạn trong hộp số. Công việc này là một trong những công việc khó, vì cần phải tháo rời lồng giặt ra, cảo hộp số và thay thế bạc đạn + chảng ba.
Do đó bạn cần phải liên hệ các đơn vị sửa chữa uy tín, có đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề chuyên môn cao, tránh trường hợp hư hỏng các linh kiện khác.
Mâm máy giặt bị tuôn ốc, bung mâm cũng là nguyên nhân khiến cho máy giặt không quay được lồng, hoặc khi quay tạo ra tiếng kêu to khó chịu.
Trong trường hợp này, quý khách cần phải ngưng khởi động máy và tiến hành sửa chữa ngay, nếu không sẽ gây bể mâm hoặc móp méo bên trong lồng. Nếu mâm bị tuôn, có thể đóng lại mâm hoặc thay mâm mới (tùy theo tình trạng hư hỏng nặng hay nhẹ).
Bên trong máy giặt, ngoài board mạch thì còn nhiều linh kiện khác như van xả, van cấp, dây curoa, IC nguồn…Do đó, khi lồng máy giặt không quay thì rất có thể máy giặt bị hư hỏng 1 linh kiện nào đó ở bên trong.
Cần phải kiểm tra tổng thể lại các linh kiện bên trong máy giặt, thay thế các linh kiện liên quan để kiểm tra tình trạng hoạt động, từ đó đưa ra hướng xử lý phù hợp.