Sinh mổ thường khiến nhiều mẹ sợ hãi hơn vì có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Mặc dù không đau lúc sinh nhưng khi hết thuốc mẹ sẽ cảm thấy đau đớn và kéo dài đến khi vết mổ hồi phục hoàn toàn.
Xem thêm: Dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày
Phương pháp gây tê tủy sống
Phương pháp này thường được bác sĩ chuyên khoa áp dụng, bởi có nhiều ưu điểm và mẹ vẫn tỉnh táo, nhịp tim, huyết áp đều bình thường. Khi gây tê mẹ mất cảm giác hoàn toàn ở giữa thân dưới, lúc này bác sĩ bắt đầu mổ lấy thai.
Đầu tiên bác sĩ sẽ tiêm thuốc tại chỗ đau và vùng khoang dưới nhện gần tủy sống của mẹ. Tiếp đến chuyên gia dùng cây kim khác và tiêm thuốc gây mê vào khu vực tủy sống. Cảm giác khi tiêm mẹ không thấy đau, chỉ nhói lên như kiến cắn.
Ưu điểm
- Mẹ sẽ không cảm giác đau đớn trong suốt quá trình phẩu thuật, đồng thời vẫn biết mọi thứ đang diễn ra xung quanh.
Nhược điểm
- Mẹ có thể gặp một số tác dụng phụ như ớn lạnh, ngứa, đau lưng…
- Nếu mẹ lỡ xê dịch dễ bị rò rỉ dịch não tủy gây nguy hiểm.
- Mẹ cần khai báo rõ ràng cho bác sĩ biết, trước khi sinh đã từng uống thuốc hoặc can thiệp bởi biện pháp y khoa nào. Từ đó bác sĩ mới nắm rõ tình trạng hiện tại. Ngoài ra, sau khi gây tê có bất kỳ biểu hiện khác thường, cần báo ngay cho chuyên gia để được chữa trị kịp thời.
Mách mẹ một số bí quyết giảm đau sau khi sinh mổ
1. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu quyết định thời gian hồi phục vết mổ của mẹ. Sau khi mổ mẹ chỉ được ăn cháo, đến khi “xì hơi” thì mới có thể ăn bình thường. Thực đơn hằng ngày mẹ nên ăn nhiều rau, trái cây, mục đích ngừa táo bón làm ảnh hưởng đến vết mổ. Đồng thời bổ sung nhiều sắt, axit folic trong những loại thực phẩm như thịt, cá, sữa, trứng…
Tuyệt đối không đụng đến hải sản, nếp, đồ cay nóng, dầu mỡ…vì chúng sẽ khiến vết mổ lâu lành, hơn thế tăng nguy cơ để lại sẹo. Bên cạnh đó, mẹ cũng phải tránh xa các chất kích thích có hại như thuốc lá, rượu, bia, bởi chúng cũng là “thủ phạm” khiến vết mổ tổn thương nghiêm trọng, thậm chí có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: Các phương pháp giảm đau khi sinh thường
2. Chế độ sinh hoạt
Sau khi mổ cơ thể mẹ rất yếu ớt, thời gian này nên hạn chế các hoạt động mạnh, chủ yếu dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
Đặc biệt mẹ lưu ý vệ sinh vết mổ hằng ngày, dùng nước muối lau rửa nhằm tránh nhiễm trùng. Nếu vết mổ quá đau mẹ có thể chườm ấm, mục đích giúp máu dễ lưu thông.
Quan hệ vợ chồng mẹ nên kiêng cữ thời gian này để tử cung và “vùng nhạy cảm” được bình phục hoàn toàn. Bên cạnh đó “chăn gối” còn làm ảnh hưởng đến vết mổ khiến vết thương lâu lành.
3. Dùng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau thường không được bác sĩ khuyến cáo vì sẽ đem đến nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng cho mẹ. Tuy nhiên đối với một số mẹ bầu quá đau bởi vết mổ, thì biện pháp cuối cùng phải dùng đến thuốc giảm đau.
Lưu ý, thuốc giảm đau hoàn toàn phải do bác sĩ chỉ định nhằm đảm bảo không gây nhiều tác dụng phụ và tránh ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
Loại thuốc thường dùng
Voltaren 100mg Supro: Tác dụng giảm đau sau phẩu thuật, hỗ trợ điều trị nhiễm trùng sau mổ. Thuốc được bào chế dạng đặt nên mẹ không được uống.
Qua bài viết trên, hi vọng mẹ đã hiểu thêm về những biện pháp giảm đau khi sinh, từ đó cảm thấy yên tâm phần nào. Lời khuyên cho mẹ, nếu như cơn đau còn ở ngưỡng chịu đựng thì mẹ hãy cố gắng hết sức nhằm tránh can thiệp y khoa. Mẹ cứ động viên bản thân rằng, niềm hạnh phúc nhất của người mẹ là vượt qua cơn đau đẻ thành công để đến bên cạnh “thiên thần bé nhỏ”. Chắc chắn mẹ sẽ có thêm động lực vượt qua!