Kho lạnh bảo quản khoai tây giống bằng nhiệt độ thấp có nhiều ưu điểm, tỷ lệ hao hụt sau bảo quản rất thấp (5 – 10% so với 55 – 60% của phương pháp truyền thống), củ giống có sức sống cao, khi trồng cho năng suất cao hơn 20 – 30% so với bảo quản thông thường.
Vì bảo quản ở nhiệt độ thấp nên cần có kho lạnh. Kho phải kín, đảm bảo không bị thoát nhiệt, mặt tường phía trong kho phải có lớp cách nhiệt, phải đảm bảo điều khiển nhiệt độ chính xác xuống tới 3 – 4 độ C. Dụng cụ bảo quản bao gồm các giá để khoai tây có chân cách đất 15 – 20 cm, các bao mắt lưới đựng củ giống.
Thu hoạch củ giống
Khoai tây cần được trồng nhân giống ở vùng cách ly đảm bảo củ giống sạch bệnh. Củ khoai tây được thu hoạch khi đã đủ độ chín. Cách tốt nhất là căn cứ vào thời gian sinh trưởng của giống mà định ngày thu hoạch, tuy nhiên nhìn hình thái cây khoai tây trên đồng ruộng khi chuyển từ màu xanh tươi sang màu vàng tự nhiên, cũng cho biết khoai tây đủ độ chín và có thể cho thu hoạch.
Vì bảo quản ở nhiệt độ thấp nên cần có kho lạnh. Kho phải kín, đảm bảo không bị thoát nhiệt, mặt tường phía trong kho phải có lớp cách nhiệt, phải đảm bảo điều khiển nhiệt độ chính xác xuống tới 3 – 4 độ C. Dụng cụ bảo quản bao gồm các giá để khoai tây có chân cách đất 15 – 20 cm, các bao mắt lưới đựng củ giống.
Thu hoạch củ giống
Khoai tây cần được trồng nhân giống ở vùng cách ly đảm bảo củ giống sạch bệnh. Củ khoai tây được thu hoạch khi đã đủ độ chín. Cách tốt nhất là căn cứ vào thời gian sinh trưởng của giống mà định ngày thu hoạch, tuy nhiên nhìn hình thái cây khoai tây trên đồng ruộng khi chuyển từ màu xanh tươi sang màu vàng tự nhiên, cũng cho biết khoai tây đủ độ chín và có thể cho thu hoạch.
Dùng dao sắc cắt lìa thân cây, thu gọn chất đống lên bờ (làm trước ngày thu hoạch 2 – 3 ngày), sau đó dùng cuốc hay xẻng bới đất nhẹ nhàng, tránh các va chạm gây trầy xước vỏ củ. Nhẹ nhàng rũ sạch đất cát, thu lượm củ thành các đống nhỏ trên mặt luống, sau đó thu toàn ruộng. Chú ý không thu hoạch vào ngày mưa, củ ướt dễ bị thối hỏng. Trường hợp chuẩn bị thu hoạch khoai mà có hiện tượng trời mưa, có thể ngừng thu hoạch vài ba ngày. Chọn những của kích thước đồng đều, đường kính 3 – 4 cm để làm giống, loại bỏ những củ sâu bệnh, trầy xước cơ giới.
Xử lý mầm bệnh
Dùng thuốc diệt nấm carbendazim 0,2% để xử lý diệt nấm bệnh cho củ giống. Dàn củ thành lớp 10 cm, dùng bình bơm phun ướt củ, để 5 phút cho khô thuốc hay dùng quạt thổi vào củ cho khô, tuyệt đối không phơi nắng cho củ giống. Sau khi củ đã được xử lý nấm bệnh và được làm khô, cho củ giống vào túi lưới để chuẩn bị đưa vào kho bảo quản.
Xử lý mầm bệnh
Dùng thuốc diệt nấm carbendazim 0,2% để xử lý diệt nấm bệnh cho củ giống. Dàn củ thành lớp 10 cm, dùng bình bơm phun ướt củ, để 5 phút cho khô thuốc hay dùng quạt thổi vào củ cho khô, tuyệt đối không phơi nắng cho củ giống. Sau khi củ đã được xử lý nấm bệnh và được làm khô, cho củ giống vào túi lưới để chuẩn bị đưa vào kho bảo quản.
Cần đeo thẻ cho từng túi, ghi rõ tên giống, ngày trồng, ngày thu hoạch, ngày bảo quản, vùng sản xuất giống để tiện theo dõi sau này. Đưa các túi củ giống vào kho và đặt lên các giá đựng. Các giá được xếp thành dãy, giữa hai giá để một lối nhỏ đi lại để theo dõi và xử lý khi cần thiết.
Điều khiển nhiệt độ
Khoai tây giống được bảo quản ở nhiệt độ 4độ C, tuy nhiên tiến trình hạ nhiệt độ lúc bắt đầu bảo quản và tăng lại nhiệt độ khi kết thúc bảo quản để kích hoạt cho củ giống mọc mầm được thực hiện một cách nghiêm ngặt, đúng kỹ thuật mới có thể thu được kết quả tốt.
Sau khi đưa khoai tây vào kho bảo quản, bắt đầu hạ thấp nhiệt độ kho. Trong 10 ngày đầu bảo quản, mỗi ngày giảm 0,5độ C. Những ngày tiếp theo giảm 1độ C mỗi ngày cho đến khi nhiệt độ kho đạt 4độ C thì dừng lại không giảm nữa, duy trì bảo quản ở nhiệt độ này trong suốt khoảng 6 – 7 tháng tiếp theo (nếu đưa củ vào bảo quản ngày 1/3 thì khoảng 25/3 kho đạt được nhiệt độ 4độ C).
Quá trình bảo quản trong kho lạnh kéo dài đến khoảng tháng 9 thì chuẩn bị tăng nhiệt độ trở lại và kích hoạt khoai mọc mầm. Lưu ý thời gian từ khi bắt đầu nâng nhiệt độ đến khi có củ giống xuất kho là khoảng 22 ngày, vì vậy căn cứ vào ngày cần trồng để mà định ngày nâng lại nhiệt độ. Tiến hành tăng nhiệt độ kho 1độ C mỗi ngày cho đến khi kho đạt nhiệt độ 18 – 20độ C thì dừng lại không tăng nhiệt độ nữa. Ở nhiệt độ này, củ khoai tây, tự kích hoạt và sau 7 ngày có thể có củ giống trồng ngoài sản xuất. Như vậy, muốn có củ giống trồng vào ngày 12 và 13/10 thì cần bắt đầu tăng nhiệt độ từ ngày 20/9 (khoảng 5 – 10 đạt nhiệt độ kho 18 – 20độ C và một tuần sau có củ giống).
Chuẩn bị củ giống trước khi trồng
Nhất thiết phải nhặt lại củ giống, loại bỏ lần nữa những củ bị bệnh sau đó tiến hành đóng gói củ giống. Củ giống cần được đóng gói đúng quy cách, trên mỗi bao có nhãn ghi đúng tên giống (tránh nhầm lẫn vì trong kho bảo quản nhiều loại giống khác nhau).
Điều khiển nhiệt độ
Khoai tây giống được bảo quản ở nhiệt độ 4độ C, tuy nhiên tiến trình hạ nhiệt độ lúc bắt đầu bảo quản và tăng lại nhiệt độ khi kết thúc bảo quản để kích hoạt cho củ giống mọc mầm được thực hiện một cách nghiêm ngặt, đúng kỹ thuật mới có thể thu được kết quả tốt.
Sau khi đưa khoai tây vào kho bảo quản, bắt đầu hạ thấp nhiệt độ kho. Trong 10 ngày đầu bảo quản, mỗi ngày giảm 0,5độ C. Những ngày tiếp theo giảm 1độ C mỗi ngày cho đến khi nhiệt độ kho đạt 4độ C thì dừng lại không giảm nữa, duy trì bảo quản ở nhiệt độ này trong suốt khoảng 6 – 7 tháng tiếp theo (nếu đưa củ vào bảo quản ngày 1/3 thì khoảng 25/3 kho đạt được nhiệt độ 4độ C).
Quá trình bảo quản trong kho lạnh kéo dài đến khoảng tháng 9 thì chuẩn bị tăng nhiệt độ trở lại và kích hoạt khoai mọc mầm. Lưu ý thời gian từ khi bắt đầu nâng nhiệt độ đến khi có củ giống xuất kho là khoảng 22 ngày, vì vậy căn cứ vào ngày cần trồng để mà định ngày nâng lại nhiệt độ. Tiến hành tăng nhiệt độ kho 1độ C mỗi ngày cho đến khi kho đạt nhiệt độ 18 – 20độ C thì dừng lại không tăng nhiệt độ nữa. Ở nhiệt độ này, củ khoai tây, tự kích hoạt và sau 7 ngày có thể có củ giống trồng ngoài sản xuất. Như vậy, muốn có củ giống trồng vào ngày 12 và 13/10 thì cần bắt đầu tăng nhiệt độ từ ngày 20/9 (khoảng 5 – 10 đạt nhiệt độ kho 18 – 20độ C và một tuần sau có củ giống).
Chuẩn bị củ giống trước khi trồng
Nhất thiết phải nhặt lại củ giống, loại bỏ lần nữa những củ bị bệnh sau đó tiến hành đóng gói củ giống. Củ giống cần được đóng gói đúng quy cách, trên mỗi bao có nhãn ghi đúng tên giống (tránh nhầm lẫn vì trong kho bảo quản nhiều loại giống khác nhau).
Bài viết về lợi ích khi bảo quản khoai tây bằng kho lạnh mà có thể bạn cần xem: https://bienbacgroup.com/loi-ich-khi-lap-dat-kho-lanh-bao-quan-khoai-tay/
Mọi chi tiết về kho bảo quản khoai tây giống xin vui lòng liên hệ để được hỗ trợ một cách tốt nhất ! Trân trọng !
Bản quyền thuộc về : Nguyễn Hồng Trường – Chuyên tư vấn thiết kế, thi công kho lạnh, kho lạnh bảo quản trên toàn quốc.
Tên nguồn trích : Nông thôn đổi mới
Dữ liệu nguồn trích : 2005/Số 23/III. Kỹ thuật và công nghệ bảo quản – chế biến – tiêu thụ
Mobile: 0926 381 999
Email: dienlanhbienbac@gmail.com
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẨN CƠ ĐIỆN LẠNH BIỂN BẠC
Số: 812 Phúc Diễn, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội