Với những gì đang diễn ra trên thị trường bất động sản, theo dự đoán của chuyên gia Địa Ốc Long Phát, nguồn vốn ngoại sẽ đổ mạnh và thị trường bất động sản Việt Nam vào năm 2020.
Nhà đầu tư nước ngoài “khao khát” thị trường Việt Nam
Trong 10 tháng đầu năm 2019, UBND thành phố cấp mới hơn 710 dự án, với tổng vốn hơn 640 triệu USD. Bất động sản là lĩnh vực đứng thứ 3, chiếm hơn 20%. Điểm nổi bật hơn cả là hình thức góp vốn, mua cổ phần lại tăng vọt. Chỉ tính riêng trong tháng 10, UBND thành phố chấp thuận cho hơn 2.150 nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp.
Với hoạt động kinh doanh đầu tư bất động sản, con số chiếm hơn 47%, với vốn, tương đương khoản 2 tỉ USD. Và đặc biệt là sự đầu tư bắt tay thường diễn ra mạnh mẽ tại thị trường bất động sản TP.HCM. Lấy ví dụ của Tập đoàn Đái Phúc, với dự án Vạn Phúc City tại quận 9, sau khi kêu gọi nhà đầu tư góp vốn tại nước ngoài, Tập đoàn này đã nhận được nhiều lời đề nghị đầu tư.
Các nhà đầu tư nhận thấy thị trường bất động sản TP.HCM luôn “béo bỡ”.
Thủ Đức House hợp tác với Daewon (Hàn Quốc).Riêng Phú An Khang bán 75% cổ phần cho Frasers Property (Singapore).
Sẽ tiếp tục “hút”
Theo chỉ số của Savills, bức tranh thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng trong năm 2019 đầy biến động. Tuy nhiên, chuyên gia bất động sản Long Phát cho biết, không vì thế mà điều này khiến việc đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài giảm. Thậm chí hứa hẹn bất động sản năm 2020 sẽ tiếp tục tăng cao với các nguồn chảy mạnh mẽ hơn từ các nhà đầu tư. Bằng cách nào ư?
Theo chuyên gia tư vấn bất động sản Công Ty Long Phát, ngoài những phương thức cũ, UBND thành phố kêu gọi các công ty, tập đoàn trong nước mở rộng áp dụng các chương trình hội thảo kêu gọi đầu tư nước ngoài với mục tiêu chỉnh trang đô thị. Xây dựng và cải tạo, kiến tạo đô thị theo hướng đô thị thông minh. Giảm thiểu bớt các thủ tục hành chính rườm rà, gây cản trở khó khăn cho các nhà đầu tư trước đây.
Trước tình hình trên, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng với những chính sách trên, cùng việc ý tưởng hướng “mở” cho thị trường bất động sản năm 2020 tới là cần thiết. Bởi thời điểm bây giờ, rất cần sự đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản vốn dĩ cần sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn trước. Càng đặc biệt hơn, thị trường cho vay tín dụng ngày bó hẹp dần, nếu không tìm sự đầu tư nước ngoài, sẽ rất khó để phát triển.
Ngược lại, các nhà đầu tư cũng thấy được sự “béo bỡ” từ thị trường bất động sản năm 2020 ở Việt Nam. Một mặt, nhu cầu nhà ở tăng cao. Mặt khác, tỷ lệ dân số “giàu” ở Việt Nam cũng tăng theo từ số liệu thống kê của chỉ số Savills.
Điều này hứa hẹn tiếp tục tăng vào năm 2020.
Theo Tổng giám đốc CBRE Khu vực Đông Nam Á, phần lớn các thương vụ mua bán, sát nhập từ 3 năm trở lại đây đa phần đến từ nhà đất bất động sản, kế đến là khách sạn hoặc nhà hàng. Đa phần các chủ đầu tư đến từ Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản…
Riêng các nhà đầu tư Hồng Kông (Trung Quốc) và Đài Bắc (Trung Hoa) cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt vào thị trường chung cư và căn hộ dịch vụ, với khách hàng trong hai phân khúc này chiếm 75% tổng lượng khách hàng của thị trường mua để cho thuê. Khách hàng nước ngoài chiếm đến 50% tổng số những giao dịch chuyển nhượng dự án nhà ở.