Sau thời gian nghỉ thai sản, bạn phải trở lại đi làm, mỗi ngày phải rời xa bé yêu từ 8 đến 10 giờ. Nếu muốn con vẫn được hưởng nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ, bạn hãy áp dụng ngay cách bảo quản sữa mẹ và hướng dẫn cách rã đông sữa đã bảo quản trong bài viết sau.
Bạn đã biết những lợi ích của sữa mẹ và mong muốn duy trì nguồn sữa cho con dù đã hết thời gian nghỉ thai sản? Cùng tìm hiểu cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra để bé yêu được dùng nguồn dinh dưỡng quý giá này dù mẹ không thường xuyên ở cạnh.
Lý do thu thập và đông lạnh sữa mẹ
Phụ nữ vắt sữa mẹ vì nhiều lý do. Khi bạn thu thập sữa mẹ vắt ra một cách chính xác, bạn có thể đóng băng và lưu trữ trong sáu tháng hoặc thậm chí lâu hơn. Bạn có thể chọn bơm và đông lạnh sữa mẹ nếu:
- Bạn cần phải giảm đau và sưng vú.
- Bạn muốn làm chậm phản xạ buông xuống mạnh mẽ hoặc dòng sữa mẹ chảy nhanh.
- Bạn muốn cung cấp cho bé sữa mẹ khi bạn không thể ở bên bé.
- Bạn phải trở lại làm việc hoặc đi học, nhưng bạn muốn con bạn tiếp tục nhận sữa mẹ.
- Bạn muốn tạo ra một nguồn cung cấp sữa mẹ để sử dụng khi bạn không còn cho con bú.
Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
Chuẩn bị dụng cụ trước khi trữ sữa
Bình, ly trữ sữa bằng thuỷ tinh hoặc nhựa không chứa BPA, có thể rửa sạch và dùng lại nhiều lần.
Túi bảo quản sữa mẹ Túi đựng sữa mẹ có 2 loại: loại một lớp dây kéo, mỏng, dễ bị rách có giá thành rẻ. Loại hai lớp dây kéo, dày, giá thành đắt, chất lượng tốt hơn.
Lưu ý khi dùng túi bảo quản sữa mẹ
- Sữa có khả năng bám dính vào thành túi nên sẽ thất thoát chất dinh dưỡng và trọng lượng sữa.
- Có nguy cơ rò rỉ sữa vì chất lượng của túi. Sữa sẽ không đảm bảo chất lượng. Những loại túi có chất lượng tốt thì thường giá thành khá đắt.
- Túi chỉ sử dùng một lần rồi bỏ đi, không tái sử dụng.
Bút lông dầu: để ghi ngày, tháng, năm hút sữa lên túi trữ sữa.
Tủ đông trữ sữa mẹ: Đối với gia đình có điều kiện có thể trang bị hẳn một tủ đông chuyên dành để trữ sữa cho bé dùng dần.
Sản phẩm liên quan: Bình sữa cho bé không chịu bú bình
Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách
Trong một ngày, nếu hút được hơn 6 bình hoặc bé không bú hết lượng sữa đã hút, các bạn dồn vào bình to hoặc túi trữ sữa, sau đó thực hiện đúng theo cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh như sau:
- Ngăn đông: Dùng bút ghi ngày tháng năm lên túi trữ sữa và cho ngăn đông lạnh để bảo quản ở nhiệt độ -18oC. Không nên bảo quản ở cánh cửa ngăn đông thì nhiệt độ không đủ lạnh.
- Ngăn mát: Để tạm túi bảo quản sữa mẹ ở ngăn mát trong 24 giờ. Do sữa để ngăn mát có hạn sử dụng 48 giờ nên có thể cứ mỗi 2 ngày một lần, nếu không dùng hết sữa, các mẹ dồn sữa lại, ghi ngày tháng năm và chuyển lên ngăn đông lạnh.
Các mẹ nên chọn loại túi 2 khóa kéo để trữ sữa sẽ có chất lượng tốt hơn. Các loại túi trữ sữa thường ghi dung tích 150-180 ml nhưng để tiết kiệm không gian tủ lạnh, các bạn có thể chứa đến gần mép cách chỗ khoá kéo khoảng 2-3 cm, sẽ được khoảng 200-250 ml tuỳ loại túi. Lưu ý, các mẹ nên làm cách này với loại túi hai khóa kéo.
Sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu?
Để có cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh hợp lý, các mẹ cần lưu ý kỹ yếu tố thời gian để nhằm đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng của sữa.
Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu? Sữa mẹ có thể an toàn trong ngăn mát trong 2 ngày ở nhiệt độ 4°C. Nếu lấy sữa nhiều lần trong một ngày, các mẹ có thể thêm sữa vào cùng một bình chứa. Lưu trữ sữa vắt vào những ngày khác nhau trong các bình chứa khác nhau.
Sữa mẹ có thể được bảo quản an toàn trong tủ đông trong 3 – 6 tháng. Tuy nhiên thời gian tốt nhất là trước 04 tháng.
Lưu ý: Không cho thêm sữa mẹ mới vắt vào sữa đã đông lạnh.
Bảo vệ các túi trữ sữa tránh nhiễm khuẩn bằng túi đựng thức ăn
Để tiết kiệm không gian trong tủ lạnh, các mẹ nên ép hết không khí ra khỏi túi sữa, hàn kín miệng, mua thêm túi đựng thức ăn để đựng các túi trữ sữa trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Các bạn có thể thay túi bằng hộp nhựa nhưng sẽ tốn diện tích hơn.
Việc dùng thêm túi, hộp để cất những túi sữa nhỏ sẽ đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn chéo vào sữa nếu tủ lạnh đựng nhiều loại đồ ăn khác.
Cách giữ sữa khi mất điện
Các mẹ hãy chuẩn bị sẵn một số thùng xốp hoặc thùng nhựa có nắp đậy giữ nhiệt ở nhà. Nếu bị mất điện sau 3 giờ, các mẹ hãy mua thật nhiều đá lạnh để xung quanh trong thùng xốp, sau đó nhẹ nhàng chuyển các túi sữa từ ngăn đông vào các thùng xốp này để bảo quản cho không bị tan chảy. Khi có điện trở lại, các mẹ hãy chuyển sữa lại vào ngăn đông lạnh.
Rã đông và hâm nóng sữa mẹ
- Dựa vào thời gian vắt sữa, bạn sẽ lấy sữa vắt trước rồi làm ấm và cho bé dùng trước, sữa vắt sau sẽ cho bé dùng sau.
- Không nên rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì làm thế sẽ khiến vi khuẩn trong sữa tăng lên. Để rã đông sữa mẹ, bạn có thể hấp cách thủy hoặc làm ấm sữa bằng cách đặt bình chứa sữa vào một bát nước nóng khoảng 40° C. Không đun sữa mẹ hoặc hâm sữa bằng lò vi sóng vì sẽ làm hỏng sữa.
- Lắc nhẹ chai sữa để phần váng sữa và sữa trộn lẫn với nhau. Đừng lắc quá mạnh vì sẽ làm phân hủy một số chất dinh dưỡng có giá trị có trong sữa. Hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé bú. Sữa phải ấm nhưng không quá nóng. Nếu bé bú không hết sữa sau khi rã đông thì phải bỏ đi, không được trữ lại.
Mời các bạn đến với Bloggiamgia.vn để có thể mua được nhiều loại mặt hàng tốt nhất và kèm theo đó là những mã giảm giá siêu hấp dẫn. Vậy thì các bạn còn chờ gì nữa hãy nhanh tay mua hàng thôi nào.