Cưới hỏi là việc hệ trọng của cả đời người. Theo truyền thống của văn hóa Việt Nam thì các nghi lễ trong đám cưới rất cầu kỳ và tùy từng vùng miền lại có sự thay đổi. Trong đó, thách cưới là một trong những thủ tục có từ lâu đời và được duy trì cho đến ngày nay. Để hiểu hơn về tục thách cưới xưa và nay, hãy cùng chúng tôi tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây.
1/ Thách cưới là gì?
Khi nhà trai xin cưới và nếu nhà gái thuận thì trả lời cho ông bà mai. Sự trả lời này của nhà gái sẽ bao gồm việc thách cưới.
Vậy, thách cưới là gì? thách cưới nghĩa là nhà gái đòi nhà trai trong lễ đón dâu phải có những đồ lễ gì, bao nhiêu? Thách cưới bằng tiền hay hiện vật là tùy thuộc vào yêu cầu nhà gái.
>>>> Bảng giá chụp ảnh cưới tại Hà Nội tại ảnh viện Mimosa Wedding
2/ Thủ tục thách cưới như thế nào?
Thách cưới trong đám cưới xưa thường được tổ chức thành một buổi lễ riêng. Tuy nhiên, ngày nay lễ này được gộp vào chung với lễ ăn hỏi và các nghi lễ rườm rà khác cũng được lược bớt đi khá nhiều. Điều này không chỉ giúp thực hiện các nghi lễ trở nên nhanh chóng mà còn giúp giảm chi phí và công sức cho cả 2 bên gia đình.
Ngoài những lễ vật thông thường trong lễ ăn hỏi như: Trầu cau, chè thuốc, rượu, bánh trái,… thì lễ thách cưới còn bao gồm các vật dụng có giá trị như: Tiền mặt, dây chuyền, nhẫn, vàng miếng, lắc tay và các trang sức có giá trị khác.
Thời nay, thủ tục thách cưới thường chỉ là tiền mặt được bỏ trong phong bao lì xì màu đỏ, mang ý nghĩa là đáp ứng các yêu cầu thách cưới của bên nhà gái. Tùy vào khả năng của gia đình nhà trai mà số tiền thách cưới có thể nhỏ hoặc lớn, thông thường sẽ có giá trị từ 1 triệu đến 10 triệu đồng.
3/ Sự khác biệt giữa 3 miền trong tục thách cưới
Tùy vào mỗi vùng miền mà tục thách cưới cũng có sự khác nhau. Nếu như ở miền Bắc chú trọng sự đúng mực của quá trình dạm ngõ, ăn hỏi, cưới xin thì miền Trung lại khá cầu kì về nghi thức nhưng lại đơn giản, không ồn ào. Còn ở miền Nam mà cụ thể là vùng Đông Nam Bộ thì việc tổ chức cưới hỏi lại vừa mang yếu tố truyền thống, vừa có nét hiện đại và quan trọng là sự vui vẻ, hòa hợp của 2 bên gia đình. Riêng ở miền Tây Nam Bộ, phong tục thách cưới của nhà gái lại khiến nhiều người phải ngỡ ngàng.
Theo thông lệ thì để cưới được con gái miền Tây về làm vợ, nhà trai phải chuẩn bị phong bao ít nhất 20 triệu tiền mặt. Cùng với đó là những món sính lễ khác mà mỗi thứ phải có giá trị khoảng 1 triệu đồng.
Thậm chí nhiều gia đình còn thách cưới cao ngất ngưởng như: 3 cây vàng, 15 đến 20 triệu đồng tiền mặt, 8 đến 10 mâm thiết đãi cùng các loại trang sức khác dành riêng cho cô dâu. Giá trị của tất cả những hiện vật này tính thành tiền cũng phải khoảng 150 triệu đồng.
Ông bà ta quan niệm rằng, sau lễ cưới thì nhà trai có thêm con, thêm cháu còn gia đình nhà gái thì ngược lại. Vì thế, lễ thách cưới hay lễ dẫn cưới thể hiện sự kính trọng của họ nhà trai đối với công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ cô dâu.
Đặc biệt, lễ dẫn cưới còn thể hiện sự quý mến, trân trọng cô dâu khi chuẩn bị đến với gia đình mới. Số tiền mà nhà trai bỏ trong phong bao lì xì cũng chính là số tiền mà gia đình chú rể gửi gia đình cô dâu, để trang trải cho các nghi lễ sắp tới.
Thế nhưng đối với những gia đình thách cưới quá nhiều tài vật, thậm chí vượt qua khả năng của nhà trai thì kết quả lại hoàn toàn khác. Việc này có thể khiến nhiều cặp đôi xảy ra bất hòa, gia đình hai bên thông gia không nhìn mặt nhau.
Hy vọng, với những chia sẻ trên đây về thủ tục thách cưới đã giúp bạn đọc hiểu hơn về các nghi lễ diễn ra trong trong đám cưới. Từ đó có thể chuẩn bị được đầy đủ và chu toàn nhất cho ngày trọng đại của mình.