Có rất nhiều ông bố, bà mẹ khi vào nhà nghỉ (Nơi đăng ký kinh doanh nhà nghỉ) thường che biển số để giữ bí mất thông tin, tránh những việc để ý ngoài luồng. Ngày nay việc kinh xe xe ôm công nghệ, các bác tài cũng rất để ý che kín biển số bằng nhiều thủ pháp khác nhau trong đó có việc dùng khẩu trang y tế. Việc này là một điều dễ thấy là vi phạm pháp luật giao thông hiện tại và hoàn toàn có thể bị CSGT xử phạt vi phạm. |
Căn cứ pháp lý
- Luật giao thông đường bộ
Nội dung tư vấn
1. Che biển số xe có vi phạm pháp luật không?
Phải khẳng định luôn rằng Hành vi che biển số xe được xác định là hành vi vi phạm hành chính (phạt tiền) và chưa đến mức bị khởi tố hình sự theo quy định (Trong trường hợp bị khởi tố hình sự, hãy liên hệ dịch vụ luật sư tranh tụng ngay nhé!)
Sẽ có những dấu hiệu về hành vi này có vi phạm hành chính hay không nhưng nếu đủ điều kiện thì sẽ bị xử phạt theo Điều 17 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông. Theo đó, tại khoản 1 có quy định:
“Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
b) Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; biển số không rõ chữ, số; biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng;
c) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng”.
Theo quy định của hai Điều luật trên, ta có thể xác định các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong trường hợp che biển số xe như sau:
- Chủ thể vi phạm hành chính
Chủ thể của hành vi vi phạm hành chính này là người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy; xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô.
- Khách thể vi phạm hành chính
Hành vi trên xâm phạm các quy định của Nhà nước về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông.
- Mặt khách quan
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là hành vi vi phạm hành chính.
Ngoài ra, trong nhiều tình huống, pháp luật còn mô tả tới những yếu tố khác như: địa điểm thực hiện hành vi vi phạm; công cụ, phương tiện vi phạm; hậu quả và mối quan hệ nhân quả. Tuy nhiên, trong trường hợp này nhà làm luật chỉ mô tả hành vi khách quan mà không mô tả đến các yếu tố khác nêu trên.
Hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở đây được xác định là hành vi che lấp biển số xe.
- Mặt chủ quan
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính là dấu hiệu lỗi của chủ thể vi phạm. Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi, thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Lỗi của người điều khiển phương tiện giao thông ở đây được xác định là lỗi cố ý trực tiếp. Trong trường hợp này, người điều khiển phương tiện giao thông biết hành vi che lấp biển số xe của mình là vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và mục đích che lấp biển số xe có thể được xác định nhằm cho các lực lượng chức năng không thể biết được xe nào để phạt người điều khiển phương tiện giao thông nếu người này vi phạm.
2. Trách nhiệm pháp lý
Mức xử phạt tương đối nhẹ và được coi là mức xử phạt gần như là nhẹ nhất đối với lỗi giao thông. Theo nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính thì mức xử phạt này là 90.000đ trong trường hợp thông thường đối với xe gắn máy vi phạm:
- Từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy (Điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).