Bản quyền tác giả là việc xác lập quyền của tác giả, chủ sở hữu với tác phẩm của mình tạo ra hoặc sở hữu. Vậy pháp luật quy định như thế nào về các loại tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả?
Đối với các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định cụ thể tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ gồm:
– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình, tác phẩm khác
– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác
– Tác phẩm báo chí
– Tác phẩm âm nhạc
– Tác phẩm sân khấu
– Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự
– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
– Tác phẩm nhiếp ảnh
– Tác phẩm kiến trúc
– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
– Tác phẩm phái sinh
Khi đã xác định rõ tác phẩm của mình có thuộc loại hình được bảo hộ quyền tác giả hay không, nếu có thì bạn nên tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình ngay để bảo vệ quyền lợi của mình cũng như tránh được các xâm phạm.
Việc đăng ký cũng phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Ngoài việc tác phẩm của bạn thuộc các loại hình trên thì cũng cần phải đáp ứng các điều kiện như:
– Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả.
– Tác giả, chủ sở hữu quyền quy định tác giả
– Tính sáng tạo của tác phẩm
– Tác phẩm phải được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định
Bạn xem chi tiết hơn về điều kiện tại bài viết: Điều kiện đăng ký bản quyền tác giả