Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo, cách tỉa chân nhang như thế nào, khi tỉa cần làm gì và chú ý những gì là câu hỏi nhận được khá nhiều sự quan tâm của khách hàng trong thời gian qua. Xem những chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn.
Tỉa chân nhang bàn thờ được thực hiện khi nào? trước hay sau Tết Ông Công Ông Táo
Theo tập tục của ông cha ta từ xưa đến nay, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về các gia đình thường chuẩn bị sắm sửa cho ngày Tết. Nhất là việc dọn dẹp ban thờ, tỉa chân nhang, hóa chân nhang luôn được xem là việc quan trọng nhất.
Tỉa chân nhang bát hương trên bàn thờ gia tiên, các gia đình thường thực hiện sau lễ cúng Ông Công Ông Táo về trời bởi các cụ xưa cho rằng lúc đó các Táo đi vắng cần tranh thủ bao sái ban thờ, bát hương.
Các bước bao sái bàn thờ, tỉa chân nhang
Bao sái bàn thờ là việc làm đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và thành tâm. Chính vì thế, gia chủ nên chọn người có tâm hướng thiện, trong sạch để làm thì việc thờ cúng sẽ được trọn vẹn nhất.
Ai là người nên bao sái bàn thờ
Việc bao sái bàn thờ thì ai cũng có thể thực hiện được nhưng gia chủ nên chọn người chỉn chu, có tâm trong sạch để làm. Vì thờ cúng là việc làm linh thiêng, nhất là tỉa chân nhang, bao sái bàn thờ cần được thực hiện tỉ mỉ, sạch sẽ và thành kính.
Đặc biệt, trước khi bao sái, người được chọn nên tắm rửa sạch sẽ, ăn vận chỉnh chu rồi hãy bắt đầu công việc.
Trước khi thực hiện cần xin phép gia tiên tiền tổ
Trước khi thực hiện việc bao sái bàn thờ, việc tỉa chân nhang, gia chủ nên đặt đĩa hoa quả tươi lên thắp nhang để xin phép thần linh và gia tiên về việc bao sái bàn thờ, mời tổ tiên, thần linh tạm lánh đi nơi khác để con cháu thực hiện công việc.
Gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn, lau chùi sạch sẽ để đặt bài vị lên, nếu bàn thờ đặt chung bài vị gia tiên với thần linh thì phải đặt ra 2 chỗ khác nhau tránh nhầm lẫn. Sau đó gia chủ đợi hương tàn để bắt đầu công việc. Đặc biệt, lau rửa bài vị của tổ tiên gia chủ cần phải dùng rượu gừng hoặc nước ấm không được dùng nước lạnh. Nếu có bài vị của Phật, thần thánh thì gia chủ phải lau trước.
Bao sái bàn thờ
Bao sái bàn thờ là công việc dọn dẹp, lau chùi bàn thờ gia tiên ngày Tết.
– Những ngày cuối năm, nếu bát hương đầy thì gia chủ có thể tiến hành dùng thìa nhỏ xúc bớt tro ra ngoài rồi lau bát hương bằng cách giữ cố định, lấy khăn ẩm nhúng rượu gừng pha sẵn để lau sạch.
– Lau bát hương, gia chủ nên hạn chế xê dịch để tránh phạm phải những kiêng kỵ trong thờ cúng. Khi bát hương đã được an vị thì không nên di chuyển ra chỗ khác.
– Sau khi bao sái xong thì gia chủ đặt lại bài vị Thần, Phật, gia tiên vào vị trí như cũ
– Dịp này nếu gia chủ muốn thay bát nhang, bốc lại bát nhang mới thì nên làm luôn vào dịp này. Nếu không phải là người thành thạo thì gia chủ nên nhờ người hiểu biết về là lễ giúp.
Tỉa chân nhang
Trong bao sái bàn thờ thì tỉa chân nhang là việc quan trọng nhất, cần được thực hiện tỉ mỉ, cẩn trọng, thành tâm. Tỉa chân nhang mỗi gia đình lại có một quan niệm khác nhau, có nhà thích để đầy bát hương đầy chân nhang với quan niệm như thế mới nhiều tài lộc. Cũng có nhà lại thích bao sái sạch sẽ, rút sạch chân nhang với quan niệm bát hương quang đãng sẽ không “che mắt” thần linh, gia tiên.
– Theo góc độ của các chuyên gia tâm linh thì việc tỉa chân nhang hoàn toàn không ảnh hưởng đến tài lộc của gia chủ, gia chủ có thể tỉa chân nhang thường xuyên khi bát hương đã đầy.
– Tỉa chân nhang cuối năm đón Tết thích hợp nhất là sau lễ tiễn Ông Công Ông Táo về trời
– Sau khi thắp nhang xin phép gia chủ sẽ tiến hành tỉa từng chân nhang một, cho đến khi còn lại 3, 5, 7, hoặc 9 chân nhang đẹp nhất
– Chân nhang sau khi tỉa sẽ được đốt hóa thành tro rồi đem đi rải ở sông, suối cho mát mẻ, hợp vệ sinh.
Sau khi đã hoàn thành tất cả các công việc nêu ở trên, gia chủ tiến hành thắp nhang mời gia tiên, thần linh quay trở về hưởng lễ cúng, hương hoa quả. Tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc đã nêu ở trên là gia chủ có thể hoàn toàn yên tâm về việc thờ cúng tâm linh của gia đình mình.