Bình Định có bãi biển trải dài cùng với những công trình kiến trúc tháp đôi, đền tế trời,… rất độc đáo.
Ghềnh Ráng
Ghềnh Ráng. (Ảnh: Báo Gia Lai)
Ghềnh Ráng là một trong những bãi đá nối tiếp nhau uốn lượn theo đường cong của eo núi Xuân Vân, có phong cảnh đẹp mắt và tạo cho du khách cảm giác rất gần gũi với thiên nhiên. Đặc biệt khi về đêm, Ghềnh Ráng sẽ mang một vẻ đẹp huyền ảo: Bầu trời mịn màng như tấm áo choàng được dệt bằng nhung huyền; dưới chân núi, từng đợt sóng biển trắng xóa quyện với ánh đèn của những chiếc thuyền đi biển ngoài khơi xa, tạo nên khủng cảnh vô cùng thích thú.
Biển Quy Nhơn
Biển Quy Nhơn.
Đến Bình Định mà không chơi ở bãi biển của thành phố Quy Nhơn thì quả là một thiếu sót. Biển ở đây tuy không quá nổi tiếng như biển Nha Trang, nhưng nó vẫn sở hữu nét hoang sơ rất đặc biệt, tạo ra sức hút riêng cho Bình Định. Nằm ngay cạnh trung tâm thành phố, bãi biển uốn cong theo vầng trăng khuyết với bãi cát vàng thoai thoải trải dài 5km từ mũi Tấn đến Ghềnh Ráng.
Hòn Sẹo
Hòn Sẹo. (Ảnh: Facebooker Lê Long)
Đây là một hòn đảo nhỏ, cách đất liền chỉ khoảng 5km. Điều đặc biệt của nó là không có bãi cát trải dài, lớn như ở những bãi biển khác; mà thay vào đó, nó sở hữu vô số các khối đá lớn nhỏ nằm ngổn ngang cả trên mặt biển. Bởi vậy mà nơi đây sở hữu không gian hoang sơ nhưng lại đẹp vô cùng, hấp dẫn các du khách đến khám phá, chụp ảnh “check-in”.
Tháp đôi
Tháp đôi.
Đây là một điểm du lịch nổi tiếng của Bình Định với công trình kiến trúc ấn tượng, đặc sắc, độc đáo gồm 2 tháp nằm cạnh nhau theo trục Bắc – Nam. Được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, Tháp được xếp vào loại đẹp độc nhất vô nhị của nghệ thuật kiến trúc Chăm Pa. Cả hai ngọn tháp của Tháp đôi đều không phải là tháp vuông nhiều tầng như truyền thống, mà là một cấu trúc gồm hai phần chính: Khối thân vuông và phần đỉnh hình tháp mặt cong, các góc tháp hiện lên những tượng chim thành Garuda với hai tay đưa cao như muốn nâng đỡ tháp mái.
Tháp Bánh Ít
Tháp Bánh Ít.
Địa điểm du lịch này của Bình Định có kiến trúc khá đặc biệt và lạ mắt. Khi nhìn từ xa, quần thể 4 ngọn tháp giống chiếc banh ít nên tháp còn có tên gọi Tháp Bánh Ít. Mỗi kiến trúc trong tháp lại là một loại hình kiến trúc riêng biệt, là một sắc thái nghệ thuật khác nhau.
Đàn tế trời đất núi Ấn
Đàn tế trời đất núi Ấn. (Ảnh: binhdinh.gov.vn)
Việc đầu tư xây dựng Đàn tế trời đất núi Ấn là thể hiện lòng tôn kính và ghi nhớ công lao to lớn của nghĩa quân Tây Sơn lúc ban đầu dựng cờ chống lại thù trong giặc ngoài. Đàn tế trời đất tọa lạc trên đỉnh cao nhất của Ấn Sơn, có cấu trúc 3 tầng. Khi tế lễ, nơi đây sẽ bố trí các áng thờ thần như: Thần mặt trời, mặt trăng, các thần biển, sông, núi, đầm,…
Eo Gió
Eo Gió.
Eo Gió là một khu du lịch mới rất hấp dẫn với khách du lịch, tọa lạc tại xã Nhơn Lý (cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20km). Eo Gió bắt nguồn từ hình dáng địa lý, bởi từ trên cao nhìn xuống du khách sẽ thấy eo biển được bao bọc bởi dãy núi như chen chắn và ôm trọng bãi biển tuyệt đẹp.
Ngọn hải đăng Nhơn Châu
Ngọn hải đăng Nhơn Châu.
Đến Cù Lao Xanh, du khách đừng bỏ qua cơ hội lên thăm ngọn hải đăng Nhơn Châu – ngọn đèn biển cao và hiện đại nhất Việt Nam. Trạm Hải đăng Nhơn Châu được xây dựng năm 1899 với mục đích bảo đảm tàu thuyền an toàn khi đi qua nơi có đảo, đá ngầm, báo hiệu cho các lái tàu nhận biết địa danh để cập cảng, ngư dân trên biển biết phương hướng về bến và mục đích quan trọng nhất là xác định chủ quyền đất nước.