Cắn móng tay là thói quen của nhiều người, hành động tưởng chừng vô hại này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mặt sức khỏe. Gây suy yếu răng: Việc cắn móng tay gây áp lực lên răng của bạn. Thói quen này có thể khiến vị trí răng dịch chuyển, gây mẻ răng hoặc hỏng men răng. (Ảnh: Livestrong) Biến dạng lợi: Nếu muốn có nụ cười đẹp, bạn nên ngừng cắn móng tay ngay lập tức. Ngoài nguy cơ làm yếu răng, thói quen này còn có thể gây ra các bệnh về lợi và gây thụt lợi. Các góc cạnh của móng tay có thể đưa vi khuẩn vào kẽ răng, tạo thành các mô lợi bị nhiễm khuẩn và đau nhức. (Ảnh: Almanac) Nhiễm khuẩn: Khu vực dưới móng tay là nơi chứa nhiều loại vi khuẩn có hại như khuẩn salmonella, E.Coli hay vi khuẩn gây cảm cúm. Khi bạn cắn móng tay, chúng có thể thâm nhập vào miệng và xuống dạ dày, gây bệnh cho cơ thể. (Ảnh: Authority Remedies) Nhiễm trùng móng tay: Nếu lỡ miệng cắt mất một mảng móng tay lớn, bạn có nguy cơ mắc viêm mé móng. Bệnh này có thể kéo dài nhiều tuần, khiến mé móng tay đau nhức và sưng phù. (Ảnh: Newswise) Nổi mụn: Những người thường xuyên cắn móng tay có nguy cơ nổi mụn nước xung quanh móng – thường do vi khuẩn HPV gây ra. Nếu bạn chạm ngón tay nhiễm khuẩn lên mặt, mụn sẽ có cơ hội lây lan trên da. (Ảnh: Mamamia) Móng tay quặp: Việc cắn móng tay tạo điều kiện cho móng mọc ngược vào trong, gây sưng tấy, đau đớn và có thể cần đến phẫu thuật nếu bị nhiễm trùng. (Ảnh: Beat Psoriasis) Hơi thở có mùi khó chịu: Vi khuẩn từ móng tay xâm nhập vào miệng khiến người có thói quen này dễ bị bệnh hơi thở có mùi hôi. (Ảnh: Beat Psoriasis) Móng tay biến dạng: Việc thường xuyên cắn móng tay có thể khiến bộ phận cơ thể này của bạn bị biến dạng vĩnh viễn. Trong đó, móng tay có thể tách rời khỏi phần đệm và khiến phần đệm thịt dưới móng tay dần thu hẹp, dẫn đến việc hoàn toàn biến mất. (Ảnh: Curerator) >>> Đọc thêm: Chiếc lò xo han gỉ mắc trong thực quản bé gái 7 tháng tuổi