Detox là một phương pháp thanh lọc cơ thể được khá nhiều người biết đến và ưa chuộng. Bên cạnh một vài lợi ích như loại trừ các độc tố và làm sạch cơ thể thì song song đó vẫn có những ảnh hưởng khá tiêu cực.
Detox là gì?
Detox là một phương pháp giúp loại bỏ các độc
tố tích tụ lâu ngày trong phổi, ruột, thận và các bộ phận khác của cơ
thể con người.
Những người sử dụng phương pháp detox thường muốn
giảm cân, thay thế chế độ ăn, cải thiện mức năng lượng, chống
cholesterol cao, tăng cường hệ miễn dịch, loại bỏ độc tố, cải thiện làn
da, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư đại tràng. Những người
mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng thường sử dụng detox.
Các loại detox phổ biến
Uống giấm táo
hay nhịn ăn rồi uống trà xanh là một vài trong số rất nhiều phương pháp
detox được cho là mang lại hiệu quả cao. Có ba loại khá phổ biến:
1. Giấm táo
Giấm
táo là một nguyên liệu chủ đạo trong nhiều công thức detox dạng lỏng.
Uống một tách giấm táo vào buổi sáng giúp kích thích hệ tiêu hóa và cải
thiện sự vận động của ruột. Ngoài ra, trong giấm táo có chứa các enzym,
vitamin và vi khuẩn có lợi cho sức khỏe, cùng với axit acetic góp phần
làm giảm huyết áp và giảm sự thèm ăn tinh bột.
Tuy nhiên, giấm
táo chỉ phát huy tác dụng khi có sự kết hợp của một số yếu tố như hấp
thụ đủ vitamin C hoặc ăn ngũ cốc nguyên hạt.
2. Trà detox
Có
rất nhiều loại trà detox khác nhau gồm trà rễ cây bồ công anh, trà đào
và trà xanh. Hầu hết các loại trà có chứa cây kế sữa, bồ công anh, gừng
và các loại thảo mộc khác đều được cho là hỗ trợ chức năng của phổi. Các
loại trà xanh và trà đen cũng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức
khỏe.
Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học cụ thể chứng minh vai trò của trà trong việc loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
3. Sinh tố detox
Nhiều
người cho rằng sinh tố có thể khiến cơ thể luôn cảm thấy no và có thể
giảm cân. Nhưng tương tự như các loại detox khác, vẫn chưa có bằng chứng
khoa học rõ ràng chứng minh điều đó là đúng. Hầu hết các công thức sinh
tố detox đều có các loại rau xanh có lá hoặc nước rau quả, kết hợp với
trái cây tươi hoặc nước ép trái cây và các loại nước ít béo như sữa hạnh
nhân và nước dừa.
Thậm chí, một số công thức còn kết hợp cả
nước chanh, ớt cayenne, rượu táo, nước táo ép, quế nghiền và cả siro từ
cây phong. Mục đích chính là giới hạn lượng calo và chất béo nạp vào cơ
thể, hạn chế những loại thức ăn không lành mạnh và tất nhiên là chỉ ăn
trái cây và rau củ.
Lợi ích của detox
Những người
đã từng thử trải nghiệm phương pháp detox này đều cảm thấy rất nhẹ nhõm,
tràn đầy năng lượng và có thể giảm một chút cân nặng. Kiểu detox mà bạn
chọn nếu có đủ vitamin và khoáng chất cần thiết thì sẽ giúp bạn có một
thực đơn ăn uống lành mạnh.
Hơn
nữa, chỉ tập trung vào dung nạp trái cây và rau củ cũng sẽ giúp cơ thể
hạn chế dung nạp các thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo.
Liệu detox có thực sự mang lại nhiều lợi ích và an toàn?
Không
có bằng chứng cho thấy detox giúp giảm cân hiệu quả và nhiều bác sĩ đã
khuyên không nên sử dụng phương pháp này. Detox có thể khiến cơ thể bạn
không nhận được protein và những chất béo lành mạnh và làm giảm năng
lượng khiến cơ thể trì trệ, không muốn hoạt động dẫn đến lối sống không
lành mạnh.
Những tác dụng phụ mà detox có thể gây ra như đói
liên tục, đường máu thấp, đau mỏi toàn thân, nhức đầu, phá hủy men răng,
cân nặng thất thường, chóng mặt, da nhợt nhạt, táo bón, cơ thể yếu
đuối, buồn nôn, kém ngủ và thậm chí là tiêu chảy.
Kết luận
Mỗi
cá nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Nếu muốn có một chế độ ăn uống hợp lý, nên tham khảo bác sĩ để có thực
đơn phù hợp với thể trạng cũng như sức khỏe của bản thân. Đặc biệt nên
cân bằng ăn uống đầy đủ chất, tập luyện thể thao và dung nạp các thực
phẩm lành mạnh.